Dermabrasion hay còn gọi mài mòn da, mài da vi điểm là một kỹ thuật tẩy tế bào chết sử dụng dụng cụ xoay để loại bỏ các lớp da bên ngoài, thường là trên mặt. Điều trị này là phổ biến với những người muốn cải thiện của làn da của họ. Một số điều kiện nó có thể điều trị bao gồm nếp nhăn, tổn thương do ánh nắng mặt trời, sẹo lồi do mụn và kết cấu da không đồng đều.
Phương pháp mài da Dermabrasion là gì?
Mài da vi điểm – tên khoa học là Dermabrasion, ng nguyên khi các bác sĩ Ai Cập sử dụng có thể được bắt nguồn từ năm 1500 trước Côiấy nhám để làm mờ sẹo. Việc sử dụng mài da được mở rộng để xóa hình xăm chấn thương trên mặt vào năm 1947. Và từ đó đến nay, phương pháp này đã có những cải tiến về mặt kỹ thuật để áp dụng rộng rãi vào việc điều trị sẹo rỗ cũng như tẩy xóa các vết xăm trên da.
Mài mòn da Dermabrasion là một quy trình phẫu thuật tái tạo bề mặt da. Đúng như tên gọi của nó, quy trình này liên quan đến việc mài có kiểm soát hoặc chà từ lớp da bên ngoài (lớp biểu bì) đến lớp giữa (lớp trung bì). Để loại bỏ đi những tổn thương ở bề mặt da và để lộ lớp da mới mịn mượt hơn.
Cơ chế tác động điều trị của phương pháp mài da
Để hiểu được nguyên lý hoạt động của phương pháp mài da vi điểm. Trước tiên cần hiểu được cấu tạo các lớp da. Da có cấu tạo gồm 3 lớp, biểu bì, trung bì và hạ bì. Trong bài này chúng sẽ chỉ đề cập đến 2 lớp biểu bì và hạ bì(tức là lớp ngoài cùng và lớp trong cùng của da).
Lớp biểu bì là lớp da ngoài cùng và không có mạch máu. Lớp biểu bì có biểu hiện như thế nào đều phụ thuộc vào lớp hạ bì bên dưới về dưỡng chất. Oxy và quá trình loại bỏ chất thải. Tất cả các yếu tố này đều được đưa từ hạ bì lên biểu bì với sự hỗ trợ của lớp màng nằm giữa hai lớp này (lớp trung bì). Ngoài ra, lớp hạ bì còn chịu trách nhiệm cho sự phát triển của lớp biểu bì. Khi da bị thương, các tế bào mới ở hạ bì sẽ được hình thành thay thế cho các tế bào tổn thương, tạo nên lớp da mới thay đổi từ trong ra ngoài.
Cơ chế phương pháp mài da trị sẹo
Để các tế bào da mới hình thành, người ta đã tác động vào lớp biểu bì. Việc loại bỏ lớp biểu bì sẽ kích hoạt cơ chế làm lành của da. Các tế bào da mới sẽ theo đó được hình thành. Vì vậy, mài da đã áp dụng cơ chế này trong quá trình tác động.
Cụ thể, mài mòn da Dermabrasion sẽ sử dụng thiết bị bao gồm một động cơ điện, quay với tốc độ khác nhau. Phần đầu thô, có thể là bàn chải dây hoặc đầu kim cương. Có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Bác sĩ hoặc phẫu thuật viên chọn công cụ dựa trên diện tích. Và độ sâu thâm nhập nhẹ nhàng cà trên bề mặt da.
Trong khi tiến hành mài da, chuyên gia/ bác sĩ cần loại bỏ được lớp biểu bì. Mà không gây tổn thương cho lớp hạ bì bên dưới. Vì lớp hạ bì chứa những tế bào nắm giữ vai trò tái tạo da. Sau 1 thời gian, lớp hạ bì sản sinh tế bào mới và hình thành lớp da mới mịn màng hơn.
Tại sao phải mài mòn da?
Mài mòn da là một kỹ thuật được sử dụng để loại trừ những sẹo trứng cá sâu lõm. Hay để xử lý những vết bớt bẩm sinh và những vết sẹo làm biến dạng. Hệ quả của những vụ tai nạn xe hơi những vết sẹo nào hằn sâu vào da. Phương pháp này có thể có kết quả tốt đối với những chỗ da kéo căng và những đường nhăn nhỏ xung quanh miệng. Người ta cũng dùng phương pháp này để xóa đi những chỗ xăm mình trước đây nay không muốn thấy nữa.
Mài mòn da được thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân được cho dùng thuốc an thần. Hoặc thuốc mê và người ta rửa sạch vùng da cần xử lý và bất cứ vùng cơ thể nào kế cận. Dễ bị tổn thương thì được che chở, thí dụ như mắt mũi và tóc khi mài mòn da mặt và cổ chẳng hạn. Một luồng khí lạnh thường được sử dụng để làm đông lạnh da. Sau đó máy khoan – chà mài da cho tới độ sâu cần thiết.
Chuyện gì xảy ra sau khi mài mòn da?
Da thường chảy máu 15 – 30 phút và sau đó người ta đắp một miếng băng không dính lên trên đó. Miếng băng này được lấy đi một ngày sau. Các lớp vảy được hình thành tróc đi sau. Khoảng một tuần và vết thương lên da non mau khi cứ để hở và giữ cho khô.
Cùng vùng da đó có thể được xử lý một lần nữa sau 4 tuần lễ. Nếu kỹ thuật viên đã lựa chọn phương án chữa từng vùng nhỏ nhiều lần hơn là làm theo cách tiếp cận tận gốc lấy đi quá nhiều lớp da một lần.
Nguy cơ tổn thương da có thể gặp khi mài mòn da Dermabrasion
Phương pháp này gây tổn thương trực tiếp trên da. Nếu không được thực hiện cẩn thận sẽ làm tổn hại đến lớp hạ bì. Vết sẹo rỗ sẽ tổn thương nặng thêm hoặc sinh ra nhiều vết sẹo mới hơn trước. Ngoài ra cà da mặt trị sẹo rỗ sẽ làm da bạn đỏ, rát, sưng tấy và chảy máu.
Thời gian da phục hồi lại rất lâu từ 1-2 tháng, để da đều màu mất từ 6-8 tháng. Cà da trị sẹo rỗ càng nhiều lần thì da càng lâu hồi phục.
Rách mô dẫn đến sẹo mới là biến chứng dễ gặp nhất khi thực hiện mài da
Các nguy cơ tổn thương da sau khi mài mòn da Dermabrasion cụ thể như sau:
- Dễ tổn thương, nhiễm trùng: tay nghề người trực tiếp điều trị không đảm bảo và dụng cụng không được khử trùng đúng kỹ thuật. Rất dễ gây ra tổn thương trên da mặt và nhiễm trùng.
- Nám da, sạm da sau điều trị: Lớp biểu bì bên ngoài da có tác dụng bảo vệ các cơ bên trong cơ thể. Khi đã bị làm tổn thương chức năng này mất đi và kho tiếp tiếp trực tiếp với ánh nắng mặt trời da nhanh chóng nám sạm ngay.
- Nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm cao: Các tổn thương do cà da mặt sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Và các virus nhiễm bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể bạn qua đường máu.
- Có nhiều trường hợp được ghi nhận rằng da của họ bị trầy xước sau khi mài da vi điểm điều trị sẹo rỗ. Đó là bởi vì các tinh thể đã mài mòn da quá mức. Phạm vi tác động quá sâu dẫn đến da bị mỏng và phản ứng mạnh với các sản phẩm dưỡng da sau đó.
- Mài da thủy lực cũng có thể khiến da bị giãn mao mạch. Hoặc vỡ mao mạch nếu sử dụng sai kỹ thuật.
- Nếu tác động lực quá sâu sẽ khiến da hình thành tổn thương mới. Cụ thể là rách mô và tạo sẹo rỗ, đến lúc này, sẹo cũ còn chữa trị khỏi thì sẹo mới đã chồng chéo nhau.
Những đối tượng không nên thực hiện phương pháp mài mòn da Dermabrasion
Nếu được thực hiện bởi một bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đã điều trị thành công nhiều trường hợp tương tự (không phải ở spa hoặc bởi một chuyên viên thẩm mỹ) thì mài da là phương pháp tương đối an toàn. Đối với những người có nước da sáng màu, và tình trạng sẹo nông, sẹo nhẹ.
Phương pháp này không được khuyên dùng cho những người có nước da nâu hoặc nâu vàng nhạt. Vì có thể khiến da rối loạn sắc tố hoặc mẩn đỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Mài da là phương pháp xâm lấn đặc biệt. Không thích hợp đối với nhiều người có bệnh nền
Bạn cũng không phải là người phù hợp với phương pháp mài da nếu:
- Bị bệnh tự miễn, tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình chữa lành
- Bị di truyền dễ hình thành sẹo lồi
- Bị mụn nặng và đang được điều trị bằng isotretinoin
- Bị nhiễm herpes tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng da
- Bị bỏng do bức xạ
- Những người từng phẫu thuật căng da trán hoặc căng da mặt cũng không phải là đối tượng phù hợp.
Các nguy cơ rủi ro đối với những người phù hợp với phương pháp này. Cũng giống như những rủi ro liên quan đến các loại phẫu thuật khác.
Bao gồm: chảy máu, nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng nếu có.
Những điều cần lưu ý sau khi mài mòn da Dermabrasion?
Không cần thời gian nghỉ dưỡng sau khi mài da mặt vi điểm. Tuy nhiên, do lớp sừng đã bị loại bỏ nên da nhạy cảm hơn với tác động của ánh sáng. Chăm sóc sau đúng cách bao gồm việc giữ cho da đủ nước bằng cách dưỡng ẩm. Tránh bất kỳ sản phẩm chăm sóc da khắc nghiệt nào. Chẳng hạn như chất tẩy tế bào chết. Và ngừng sử dụng các sản phẩm trị mụn tại chỗ ít nhất một ngày.
Ngoài ra, bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp trong vòng 24-48 giờ sau khi điều trị. Trong khoảng ba tuần sau khi điều trị, hoặc miễn là da của bạn phải lành lại. Hãy thoa một lượng kem chống nắng vừa đủ lên da trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể dùng dầu ô liu mỹ phẩm để thoa lên vùng da đã được mài. Để bảo vệ da và giúp da mau lành và dùng kem chống năng ô liu (Uruoi make base UV) của Nippon Olive. Là môt loại mỹ phẩm chống nắng được nhiều phụ nữ Nhật Bản lựa chọn. Cả hai sản phẩm này đang được Hương ô liu độc quyền nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam.
Xem thêm bài mới:
Dầu Oliu Dưỡng Tóc Của Nhật: Lợi Ích và Cách Sử Dụng
Da nhờn có nên dùng dầu oliu không?
Phương Pháp Dùng Dầu Oliu Làm Dài Mi Tự Nhiên
Tìm hiểu Mỹ phẩm từ ô liu 100% tự nhiên